Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới
-
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU DIỆN MẠO MỚI, SỨC SỐNG MỚI
01/02/2021 -
XÃ ĐÔNG VĂN – XÃ ĐẦU TIÊN CỦA TỈNH THANH HÓA VỀ ĐÍCH NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU
18/01/2021 -
Thôn Minh Thành xã Đông Quang nỗ lực thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM kiểu mẫu
18/01/2021 -
Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới Trung ương kiểm tra tình hình xây dựng NTM tại huyện Đông Sơn.
22/12/2020 -
Hội nghị thẩm định xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020.
30/11/2020
HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TỔ TỰ QUẢN TẠI HUYỆN ĐÔNG SƠN
Xác định việc xây dựng mô hình các Tổ tự quản tự quản ở cộng đồng dân cư nhằm tập hợp, đoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo đồng thuận và sức mạnh tổng hợp toàn dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; động viên nhân dân chủ động chung tay, góp sức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Ngày 10/6/2019, Ban Thường vụ Huyện uỷ Đông Sơn đã phê duyệt và thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Xây dựng Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Đông Sơn giai đoạn 2019-2025”.
Trên cơ sở chỉ đạo của huyện, kế hoạch của địa phương, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tập trung tuyên truyền Đề án bằng nhiều hình thức, như: tổ chức các hội nghị phổ biến, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, trên trang thông tin của xã; phát trên hệ thống loa của các thôn, tổ dân phố vào các buổi chiều hàng ngày để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư; phổ biến, triển khai tại Ban công tác Mặt Trận và các chi đoàn, chi hội để nhân dân nắm được nội dung, nguyên tắc hoạt động, quy mô, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của tổ tự quản; thông tin đến con em xa quê để tạo sự đồng thuận chung từ cán bộ, đảng viên đến quần chúng nhân dân trong việc xây dựng Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.
Sau 2 năm thực hiện, đã có 932 tổ Tự quản ở cộng đồng dân cư được thành lập với 20.065 hộ tham gia. Mỗi đơn vị có cách làm linh hoạt, bám sát tình hình thực tế cụ thể đặt ra, để xây dựng các mô hình, như: Khu dân cư phòng chống tội phạm; tiếng kẻng an ninh; thôn, xóm, khu dân cư không có tệ nạn xã hội...Nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã được các tổ tự quản tích cực triển khai tổ chức thực hiện tại khu dân cư và mang lại hiệu quả tích cực, nhất là trong triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, như tổ chức dọn vệ sinh môi trường, tuyên truyền sản xuất, chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; làm đường hoa, xây dựng đường, tường rào mẫu, làm đường điện sáng, tu sửa, nâng cấp các trục đường, rãnh thoát nước, mua sắm bàn, ghế, mua cờ cắm trong ngõ, xóm vận động các hộ chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu... nhiều mô hình Cột điện nở hoa, Con đường bích họa và tình hình ANTT được đảm bảo, các phong trào quần chúng nhân dân ở các địa phương được nâng cao. Trong đó các Tổ tự quản (TTQ) hoạt động tốt phải kể đến: TTQ số 1,2,3,5 thôn Văn Châu, TTQ số 5, 12 thôn Văn Thắng, TTQ thôn Văn Bắc xã Đông Văn; tổ TTQ số 10 thôn Toàn Tân, TTQ phố Cao Sơn, Thị trấn Rừng Thông; TTQ số 1, thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến; TTQ thôn Yên Cẩm , thôn Yên Doãn 1 xã Đông Yên; TTQ số 6 thôn Đại Từ 1, xã Đông Thịnh; TTQ thôn Văn Ba, xã Đông Quang; TTQ số 1,2,5,6 Thôn Tân Đại, xã Đông Hòa; TTQ thôn Mai Chữ, xã Đông Nam; TTQ số 1, 2, 5, 7, 8 thôn Cẩm Tú, xã Đông Hoàng;...
Không chỉ tham gia đóng góp tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, xóm, khối phố, các TTQ còn tích cực tham gia vào hoạt động nhân đạo, từ thiện, thăm hỏi, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhằm xây dựng mối đoàn kết gắn bó tình làng nghĩa xóm. Có thể nói, hoạt động của các mô hình Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư đã góp phần quan trọng tạo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ nhân dân, tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; niềm tin của nhân dân với cấp ủy Đảng, chính quyền được củng cố, góp phần xây dựng hình ảnh con người Đông Sơn thân thiện, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, xây dựng quê hương Đông Sơn ngày càng giàu mạnh./.
Minh Ánh
Trung tâm Chính trị huyện
Tin cùng chuyên mục
-
HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TỔ TỰ QUẢN TẠI HUYỆN ĐÔNG SƠN
03/02/2021 09:58:46 -
CÔNG AN HUYỆN ĐÔNG SƠN MỞ ĐỢT CAO ĐIỂM TẤN CÔNG, TRẤN ÁP TỘI PHẠM, BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ BẢO VỆ ĐẠI HỘI XIII VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU 2021
24/01/2021 15:48:11 -
Công an xã Đông Khê triển khai và thực hiện kế hoạch tuyên truyền trong dịp tết Nguyên đán 2021
18/01/2021 09:52:49 -
Ấm áp những ngôi nhà nghĩa tình đồng đội trên địa bàn huyện Đông Sơn
13/01/2021 10:26:48
HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TỔ TỰ QUẢN TẠI HUYỆN ĐÔNG SƠN
Xác định việc xây dựng mô hình các Tổ tự quản tự quản ở cộng đồng dân cư nhằm tập hợp, đoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo đồng thuận và sức mạnh tổng hợp toàn dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; động viên nhân dân chủ động chung tay, góp sức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Ngày 10/6/2019, Ban Thường vụ Huyện uỷ Đông Sơn đã phê duyệt và thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Xây dựng Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Đông Sơn giai đoạn 2019-2025”.
Trên cơ sở chỉ đạo của huyện, kế hoạch của địa phương, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tập trung tuyên truyền Đề án bằng nhiều hình thức, như: tổ chức các hội nghị phổ biến, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, trên trang thông tin của xã; phát trên hệ thống loa của các thôn, tổ dân phố vào các buổi chiều hàng ngày để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư; phổ biến, triển khai tại Ban công tác Mặt Trận và các chi đoàn, chi hội để nhân dân nắm được nội dung, nguyên tắc hoạt động, quy mô, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của tổ tự quản; thông tin đến con em xa quê để tạo sự đồng thuận chung từ cán bộ, đảng viên đến quần chúng nhân dân trong việc xây dựng Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện.
Sau 2 năm thực hiện, đã có 932 tổ Tự quản ở cộng đồng dân cư được thành lập với 20.065 hộ tham gia. Mỗi đơn vị có cách làm linh hoạt, bám sát tình hình thực tế cụ thể đặt ra, để xây dựng các mô hình, như: Khu dân cư phòng chống tội phạm; tiếng kẻng an ninh; thôn, xóm, khu dân cư không có tệ nạn xã hội...Nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã được các tổ tự quản tích cực triển khai tổ chức thực hiện tại khu dân cư và mang lại hiệu quả tích cực, nhất là trong triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, như tổ chức dọn vệ sinh môi trường, tuyên truyền sản xuất, chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; làm đường hoa, xây dựng đường, tường rào mẫu, làm đường điện sáng, tu sửa, nâng cấp các trục đường, rãnh thoát nước, mua sắm bàn, ghế, mua cờ cắm trong ngõ, xóm vận động các hộ chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn mẫu... nhiều mô hình Cột điện nở hoa, Con đường bích họa và tình hình ANTT được đảm bảo, các phong trào quần chúng nhân dân ở các địa phương được nâng cao. Trong đó các Tổ tự quản (TTQ) hoạt động tốt phải kể đến: TTQ số 1,2,3,5 thôn Văn Châu, TTQ số 5, 12 thôn Văn Thắng, TTQ thôn Văn Bắc xã Đông Văn; tổ TTQ số 10 thôn Toàn Tân, TTQ phố Cao Sơn, Thị trấn Rừng Thông; TTQ số 1, thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến; TTQ thôn Yên Cẩm , thôn Yên Doãn 1 xã Đông Yên; TTQ số 6 thôn Đại Từ 1, xã Đông Thịnh; TTQ thôn Văn Ba, xã Đông Quang; TTQ số 1,2,5,6 Thôn Tân Đại, xã Đông Hòa; TTQ thôn Mai Chữ, xã Đông Nam; TTQ số 1, 2, 5, 7, 8 thôn Cẩm Tú, xã Đông Hoàng;...
Không chỉ tham gia đóng góp tích cực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thôn, xóm, khối phố, các TTQ còn tích cực tham gia vào hoạt động nhân đạo, từ thiện, thăm hỏi, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhằm xây dựng mối đoàn kết gắn bó tình làng nghĩa xóm. Có thể nói, hoạt động của các mô hình Tổ tự quản ở cộng đồng dân cư đã góp phần quan trọng tạo sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ nhân dân, tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; niềm tin của nhân dân với cấp ủy Đảng, chính quyền được củng cố, góp phần xây dựng hình ảnh con người Đông Sơn thân thiện, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, xây dựng quê hương Đông Sơn ngày càng giàu mạnh./.