Cần làm gì để tránh bẫy tin giả và các bước cần làm khi thấy tin giả
Trước tình trạng tán phát tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội đáng báo động và diễn biến phức tạp, theo chiều hướng gia tăng, người dùng mạng xã hội cần nêu cao cảnh giác để tránh bẫy tin giả như sau:
- Không tin ngay vào tất cả mọi thứ bạn thấy trên mạng.
- Suy nghĩ ít nhất hai lần trước khi chia sẻ, đăng tải hoặc bình luận video, hình ảnh, tin tức trên mạng.
- Hỏi thăm, tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân khi bạn cảm thấy chưa chắc chắn hoặc chờ sự xác nhận thông tin từ cơ quan báo chí chính thống hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp lỡ đăng tải, chia sẻ tin giả, tin sai sự thật, người dùng mạng xã hội cần thực hiện ngay:
- Gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
- Đưa ra lời đính chính, xin lỗi.
- Hợp tác với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.
Khi xác định đó là tin giả, người dùng mạng xã hội cần:
- Lưu lại bằng chứng (lưu lại đường link, chụp ảnh màn hình tin, bài viết nghi là giả, tải video nghi là giả về máy tính, điện thoại của mình...).
- Không chia sẻ và cảnh báo cho người thân, bạn bè không chia sẻ những thông tin nghi ngờ là giả này.
- Thông báo tin giả (kèm theo thông tin, bằng chứng) đến cơ quan chức năng có thẩm quyền theo các cách sau:
+ Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông qua các phương thức sau:
Website: https://tingia.gov.vn;
Email: online.abei@mic.gov.vn;
Hotline: 18008108.
+ Đến cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương: Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Văn phòng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (có thể lấy thông tin liên hệ qua các website của cơ quan này).