HUYỆN ĐÔNG SƠN CHUNG TAY CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH !
date

NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỌC TẬP, BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Đăng lúc: 12/06/2024 (GMT+7)
100%
Print

Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta đã chỉ rõ: “Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa”.

Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”, “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”. Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta đã chỉ rõ: “Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa”. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,  những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã tiếp tục khẳng định: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” là một trong những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị. Đây chính là mầm mống của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Điều đó đã khẳng định, trong mọi giai đoạn cách mạng, việc học tập lý luận chính trị có vai trò và ý nghĩa quan trọng, nhất là trong giai đoan hiện nay, việc nghiên cứu và học tập lý luận chính trị là một yêu cầu cần thiết và cấp bách, thường xuyên và lâu dài đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị.

Lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, học tập lý luận chính trị giúp cho người học có sự hiểu biết sâu sắc, đầy đủ, toàn diện hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó củng cố niềm tin và bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp và tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảng viên; từ đó thúc đẩy cán bộ, đảng viên tự giác, tự nguyện, hăng hái hành động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng do Đảng đề ra. Mặt khác, việc học tập và nghiên cứu lý luận chính trị nhằm cung cấp cho người học thế giới quan và phương pháp luận cách mạng và khoa học, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc, để hoàn thành và hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Thanh Hóa là vùng đất địa linh, nhân kiệt, là “cái nôi” của cách mạng Việt Nam. Cho đến nay, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có 31 đảng bộ trực thuộc, 1.462 tổ chức cơ sở đảng với gần 240.000 đảng viên (đứng thứ 2 cả nước, sau Thành phố Hà Nội)

Trong giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho 1.853 người, trung cấp lý luận chính trị cho 15.303 người, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho 21.671 lượt cán bộ. Như vậy, có thể nói mặc dù chất lượng đào tạo, số lượng người đào tạo đã được nâng cao tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tỉ lệ cán bộ Đảng viên qua đào tạo lý luận chính trị trên tổng số cán bộ, Đảng viên còn chưa cao. Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 10/02/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 chỉ rõ “đào tạo lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, cho các chức danh công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời xây dựng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”; bồi dưỡng lý luận chính trị “cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định”.

Về tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý l‎uận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn; đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý luận với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị; khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên…”.

Vì vậy, để nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên tỉnh Thanh Hóa về tầm quan trọng của học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị, cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở trước yêu cầu mới. Quy định số 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý,Quy định số 57-QĐ/TW của Ban Bí thư TW Đảng về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị…từ đó làm cho cán bộ, đảng viên có nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức tại trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng tổ chức, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động của trung tâm.

Ba là, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo chương trình sơ cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới, đối tượng kết nạp đảng; bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về công tác xây dựng đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở; thông tin thời sự, tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đề cao và phát huy tinh thần tự học, tự rèn luyện của cán bộ, đảng viên, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.Mỗi cán bộ, đảng viên phải ý thức sâu sắc về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trước những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Học tập lý luận chính trị là quyền lợi, là cách để người cán bộ tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, làm chủ hành động của cá nhân theo hướng tích cực, năng động, tiến bộ, thân thiện, gần gũi với nhân dân. Chỉ khi ấy, việc học tập lý luận chính trị mới trở thành nhu cầu tự thân của mỗi cán bộ, đảng viên, là động lực quan trọng góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh.

Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các cơ quan chuyên trách, theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện tốt hoạt động của công tác giáo dục lý luận chính trị. Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, giao ban, sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác giáo dục lý luận chính trị hằng năm./.

Người viêt bài: Đinh Thị Thịnh - Trường Mầm non Đông Minh