Tổng quan
Bộ máy hành chính
Tin tức - Sự kiện
Du lịch - Di tích lịch sử
Chiến lược - Định Hướng - Quy hoạch
Văn bản pháp quy
Huyện ủy
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VĂN PHÒNG HUYỆN ỦY
I. Chức năng:
Văn phòng Huyện ủy là một Ban của Huyện uỷ, có chức năng tham mưu tổng hợp giúp Huyện uỷ (mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ) về công tác văn bản, hành chính, tài chính, quản trị của Huyện uỷ. Tổ chức thực hiện các công việc của cấp uỷ theo sự phân công; tổng hợp tình hình, xử lý thông tin, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng yêu cầu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của BCH, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ.
II. Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho Thường trực, Ban Thường vụ và BCH Đảng bộ huyện xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm; lịch làm việc hằng tuần của Ban Thường vụ, Thường trực. Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan điều hành, thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của Đảng và Nhà nước trong cơ quan. Tổng hợp nội dung các hội nghị của cấp uỷ và của cơ quan; soạn thảo và phát hành các văn bản theo yêu cầu của Thường trực, Ban Thường vụ và của BCH, bảo đảm thời gian, đối tượng và quy định bảo mật của Đảng.
- Tham mưu cho Huyện uỷ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án chuyên ngành theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực. Chuẩn bị nội dung, chương trình và điều kiện đảm bảo phục vụ các hội nghị do Huyện uỷ triệu tập. Phối hợp với các Ban Xây dựng Đảng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, của BCH, Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ.
- Theo dõi, cập nhật và tổng hợp các thông tin báo cáo Thường trực Huyện uỷ và Văn phòng Tỉnh uỷ, nhằm phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và sâu sát của Huyện uỷ. Tiếp các tổ chức và công dân đến giao dịch, công tác với Huyện uỷ; phối hợp với các Ban và báo cáo Thường trực Huyện uỷ giải quyết công việc liên quan trong quá trình tiếp các tổ chức và công dân. Tham mưu giúp Thường trực và Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý mạng CNTT, khai thác dữ liệu trên mạng theo quy định.
- Xử lý các loại công văn đi, đến kịp thời, chính xác, giữ thông tin liên lạc thông suốt, đáp ứng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ. Tổ chức quản lý các tài liệu, văn kiện của Đảng. Hằng năm thu thập tài liệu từ các Ban Xây dựng Đảng và cơ sở nộp về, tổng hợp phân loại, xử lý, bảo quản theo quy định của Pháp lệnh Văn thư Lưu trữ. Chịu trách nhiệm in, sao lục các văn bản của cấp uỷ, văn bản của các Ban Xây dựng Đảng và cấp trên theo quy định.
I. Về chức năng nhiệm vụ của Ban dân vận Huyện uỷ.
Căn cứ hướng dẫn số 01/HDLB-TC-DV ngày 25/5/2000 của Ban Dân vận Trung ương và Ban Tổ chức Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ của Ban Dân vận địa phương.
Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận huyện ủy như sau:
1. Chức năng:
Ban Dân vận Huyện uỷ là một Ban thuộc hệ thống các Ban xây dựng Đảng, là cơ quan tham mưu của cấp ủy, mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận của Đảng, trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc .
2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, tham mưu với cấp ủy những chủ trương về công tác dân vận; chuẩn bị, tham gia chuẩn bị các quyết định của Đảng về công tác dân vận; thẩm định các đề án về công tác dân vận trước khi trình cấp ủy; tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo những vấn đề cụ thể về công tác dân vận trong hệ thống chính trị (trong đó có công tác tôn giáo, dân tộc ).
- Hướng dẫn các cấp ủy, các tổ chức Đảng thực hiện các nghị quyết chủ trương của cấp trên; hướng dẫn khối dân vận, cấp ủy cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ.
- Giúp cấp ủy kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận. Theo dõi tình hình, phong trào và nguyện vọng của quần chúng, tổng kết kinh nghiệm, thực hiện chế độ báo cáo, kiến nghị và đề xuất chủ trương với Trung ương và cấp ủy địa phương về công tác dân vận và những vấn đề liên quan công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện uỷ triển khai công tác tổ chức và cán bộ trong khối theo quy định của cấp ủy; đề xuất việc bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ trong khối thuộc diện cấp ủy quản lý, kiến nghị những biện pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ dân vận; tổ chức hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ dân vận cho cán bộ của hệ thống chính trị; tham gia công tác xây dựng Đảng ở các Đảng bộ cơ quan khối Dân vận.
- Chủ trì phối hợp với các Ban, ngành liên quan, nhất là các cơ quan trong khối các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA UBKT HUYỆN UỶ
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đông Sơn được thực hiện theo Quy chế số 02-QC/HU ngày 13/4/2011 của HUyện uỷ về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy khóa XXIII(2010-2015), cụ thể như sau:
I. Chức năng và tổ chức của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ:
- Là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, hoạt động theo chế độ chuyên trách, giúp cấp uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng theo Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ cấp uỷ giao.
- Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ khoá XXIII có 07 đồng chí.Trong đó có 01 đồng chí Chủ nhiệm là Uỷ viên Ban Thường vụ huyện uỷ, 02 đồng chí Phó chủ nhiệm (01 đồng chí là Huyện uỷ viên), 4 đồng chí Uỷ viên Uỷ Ban Kiểm tra (2 đồng chí Uỷ viên uỷ Ban kiểm tra kiêm nhiệm) .
II. Nhiệm vụ của Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ.
1- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ, hàng năm, 6 tháng của UBKT Huyện uỷ; sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, giám sát.
2- Trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng do Điều lệ Đảng quy định, các quy định của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quy chế làm việc và hướng dẫn của UBKT Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ.
- Kiểm tra đảng viên, cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh uỷ và của Huyện uỷ; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
- Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, Nghị quyết của cấp uỷ, đạo đức lối sống theo quy định của Trung ương.
- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện Huyện uỷ quản lý, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ không xem xét, giải quyết những trường hợp tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và những vụ việc tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định xem xét, kết luận nay tố cáo lại, nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.
- Xem xét, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật theo thẩm quyền do Điều lệ Đảng quy định.
- Kiểm tra tài chính của cấp uỷ cấp dưới và cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp.
3- Tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, Ban thường vụ Huyện uỷ tiến hành công tác kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện những nhiệm vụ do Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, Ban thường vụ Huyện uỷ giao.
- Báo cáo các vụ thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại, thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban thường vụ Huyện uỷ.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng cơ sở và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng.
- Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định, kết luận, thông báo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ban thường vụ Huyện uỷ về thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng; theo dõi; đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có liên quan trong việc thực hiện các quyết định, kết luận, thông báo đó.
- Chủ động tham gia ý kiến, kiến nghị những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ và cán bộ thuộc diện Huyện uỷ quản lý.
4- Phối hợp với các Ban của Huyện uỷ tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, Ban thường vụ Huyện uỷ xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổ chức lực lượng để kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; theo dõi việc thực hiện quy chế làm việc của Huyện uỷ và kiến nghị với Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, Ban thường vụ Huyện uỷ nhằm thực hiện đúng quy chế.
Mặt Trận Tổ Quốc
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930.
Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam - một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, miễn là tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật; phản biện xã hội đối với dự thảo chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.
Lấy ngày 18 tháng 11 hàng năm là ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Liên đoàn Lao động huyện Đông Sơn
I. Chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Chức năng:
a. Đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ;
b. Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý KT - XH, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế;
c. Giáo dục, động viên công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a. Phối hợp với cơ quan chức năng của nhà nước cấp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn tổng công ty để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động đối với các cơ sở đóng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, lãnh đạo đình công theo đúng pháp luật. Đại diện cho công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào quá trình tố tụng khi được công đoàn cơ sở hoặc người lao động uỷ quyền.
b. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
c. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và chủ trương công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh; chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ đảng và nghị quyết đại hội công đoàn; tham gia với cấp uỷ huyện, UBND huyện về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
d. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
đ. Vận động đoàn viên, CNVCLĐ tham gia các hoạt động xã hội, hướng dẫn các hình thức, biện pháp chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
e. Thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn; công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.